Phỏng vấn của tạp chí The Unesco Courier với giáo sư tâm lý học thuộc Đại học Complutense, Madrid, Chủ tịch hội tâm lý học Madrid, Tây Ban Nha.
Động cơ nào đã thôi thúc những người tình nguyện?
Trong lĩnh vực này, mỗi người hành động theo một phương trình riêng. Cho nên rất khó xác lập một qui tắc chung.
Trong trường hợp thứ nhất: người tình nguyện đáp ứng một nghĩa vụ tinh thần hoặc tôn giáo. Họ cảm thấy có trách nhiệm tham gia giải quyết một vấn đề. Đó là những người vị tha (Hướng về người khác)
Trong trường hợp thứ hai: những người tình nguyện mà mối quan tâm nổi trội là dành cho mình một cái gì, đó là những người ích kỷ (Hướng về bản thân)
- Ông muốn nói rằng những người tình nguyện “đích thực” vô tư và có nhữngngười tình nguyện mưu tìm một lợi ích cá nhân?
Tôi không tin là có những người tình nguyện “thuần khiết”. Hầu hết đều bị thôi thúc một sự kết hợp của nhiều động cơ, trong đó có những động cơ nổi trội hơn những động khác. Những người tình nguyện tồn tại được lâu dài trong các tổ chức thường là những người vị tha, nhưng đồng thời họ cũng thừa nhận thu được lợi ích qua công việc ấy.
- Họ chờ đợi được bù đắp những gì cho những hành động của họ?
Hai giáo sư Omoto và Sny nêu lên 5 điều:
- Thứ nhất một số người khẳng định những giá trị. Nếu như một người có thiên hướng nhân đạo và có thể thực hiện được nó thì anh ta sẽ cảm thấy thỏai mái.
- Thứ hai và là điều tương đối phổ biến, đó là sự tìm kiếm kiến thức. Khi đến các nước đang phát triển, người ta hiểu rõ tình hình trên thực địa. Đổi lấy một công việc không được trả công, người ta tích lũy được những kinh nghiệm quí giá.
- Thứ ba mang tính thực dụng hơn. Tình nguyện là phương tiện đạt tới mục đích. Nó cho phép mở rộng quan hệ xã hội, đặc biệt với những người tâm đầu ý hợp.
- Thứ tư là sự tham gia mang tính chiến đấu, qua đó người tra biểu thị sự đồng hóa với một cộng đồng, với một nhóm người hay một sự nghiệp. Một lý do cụ thể đó là những người tình nguyện chuyên lo về bệnh tâm thần, ung thư hay HIV/AIDS, họ xem đó là phương cách để sống nhất hóa với những người đã phải chịu nhiều đau khổ.
- Thứ năm khó giải thích hơn. Đó là cái mà chúng ta gọi là sự tự bảo vệ cái “tôi”. Nó nhằm mục đích khắc phục những nổi lo âu bằng cách tham gia một họat động tình nguyện. Chẳn hạn như đấu tranh chống HIV/AIDS khi người ta là phần tử đồng trình luyến ái. Đây cũng có thể là sự phòng vệ trước những nổi phiền muộn không rõ ràng khác. Một số đồng nghiệp của tôi gợi ý với bệnh nhân của họ là nên tham gia một họat động tình nguyện nào đó để thóat khỏi những ưu phiền cá nhân. Riêng tôi không tán thành giải pháp này.
- Tại sao?
Dẫu sao họat động tình nguyện là nhằm giúp đỡ người khác theo một chương trình nhất định. Chứ không phải để tự cứu mình.
- Phần lớn người tình nguyện là nam hay nữ?
Nói chung nữ giới đông hơn cả, nhất là trong các họat động xã hội và y tế. Nhưng trong các tổ chức bảo vệ quyền công dân, thì nam giới chiếm số đông. Còn về động cơ của hai giới tôi không thấy có sự khác biệt đáng kể.
- Vì sao có sự phân nhiệm này?
Dù thế nào thì điều này gắn liền với những chức năng truyền thống như nữ giới chăm lo đến người khác còn nam giới dập tắt lửa hay ra tay khắc phục tai họa.
- Có gì khác biệt giữa những người tình nguyện thuộc các nước khác nhau?
Theo tôi biết thì chưa có cuộc khảo sát nào về quan hệ giữa các nền văn hóa trong vấn đề này. Nhưng khi so sánh những điều tra về từng nước, người ta nhận ra một vài điều khác biệt. Trong các xã hội phương đông như ở Nhật Bản chẳng hạn, người ta lao động chủ yếu vì tập thể và vì cộng đồng và ý thức về nghĩa vụ được đề cao. Trong các xã hội phương tây sự tham gia mang tính cá nhân chủ nghĩa hơn. Các xã hội luôn có cơ chế riêng để giải quyết những nhu cầu xã hội mà nhà nước không thể đáp ứng. Trước kia, gia đình chăm sóc người cao tuổi. Ngày nay, mạng lưới tự nhiên ấy đang sụp đổ dẫn đến một sự hất hủi. Theo ý nghĩa đó, họat động tình nguyện sẽ còn có vai trò quan trọng.
Lược dịch TNV Tương Lai
- Thông báo Ngày hội Hạnh phúc trao tay
- Phùng Ngọc Phong: thành công bắt đầu từ đam mê
- Huỳnh Thị Cẩm Nhung và ước mơ học nghề pha chế
- Nguyễn Văn Tâm: trang đời mới từ nghề mộc
- Thông báo tuyển tình nguyện viên chương trình Hạnh phúc trao tay
- Thư ngỏ gửi các tổ chức - cá nhân đóng góp cho chương trình Hạnh phúc trao tay
- Kế hoạch vận động gây quỹ chương trình Hạnh phúc trao tay